13 tháng 6, 2011

Học lập dự toán qua việc giải đáp các câu hỏi

Câu hỏi 1: Tôi cần chuẩn bị những tài liệu gì cho công việc lập dự toán?
Trả lời: Bạn cần đặt trên bàn các tài liệu thông dụng sau:
1. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25.07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Thông tư số 18/2008/TT-BXD ngày 06/10/2008 hướng dẫn bổ sung một số phương pháp xác định cho phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.
4. Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình (bảng tính mẫu cá máy đã chia sẻ trên Diễn đàn).
5. Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc Công bố định mức CPQLDA và tư vấn ĐTXDCT.
6. Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008
7. Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/6/2009 hướng dẫn điều chỉnh dự toán theo lương tối thiểu 650.000
8. Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương (nếu có).
9. Đơn giá xây dựng công trình của địa phương
10. Định mức số 1776, 1777, 1778, 1784…
11. Văn bản công bố phương pháp xác định khối lượng 737/VP-BXD ngày 22/4/2008 hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
12. Và có thể một số tài liệu khác, ví dụ hướng dẫn điều chỉnh dự toán cho lĩnh vực điện, bưu chính viễn thông… hiện có Công văn số 4041/BCT-NL và số 1080/NPT-ĐTXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình điện vừa mới ban hành.
Câu hỏi 2: Dự toán bao gồm bao nhiêu khoản mục chi phí ? Quy định ở đâu ?
Trả lời: Dự toán bao gồm 6 khoản mục chi phí
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí QLDA
4. Chi phí TVĐTXD
5. Chi phí khác
6. Chi phí dự phòng
Xem Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Thông tư 05/2007/TT-BXD.
Nhiệm vụ của bạn khi lập dự toán là phải xác định cho đủ 6 khoản mục chi phí trên, nhiều người vẫn nhầm tưởng chi xác định khoản mục số 1 chi phí xây dựng là xong.
Câu hỏi 3. Tại sao khi chuẩn bị lập dự toán tôi phải tìm hiểu công trình thuộc loại nào ? Theo quy định hiện hành tại có bao nhiêu loại công trình ? Văn bản nào quy định ?
Trả lời:
- Khi lập dự toán, có một số loại chi phí bạn xác định bằng định mức tỷ lệ như: Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. Định mức tỷ lệ cho các chi phí này được quy định theo loại công trình, bạn xem bảng 2.4 của Thông tư 05/2007/TT-BXD.
- Theo quy định hiện hành có 5 loại hình công trình: 1. Dân dụng, 2. Công nghiệp, 3. Giao thông, 4. Thuỷ lợi và 5. Hạ tầng kỹ thuật
+ Công trình văn phòng cho thuê, chung cư, trường học, bệnh viện… - thuộc loại Dân dụng
+ Công trình nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ điện… thuộc công trình Công nghiệp
+ Công trình cầu, đường, cảng, sân bay… thuộc công trình Giao thông
+ Công trình đê, đập, kênh, mương… thuộc công trình thuỷ lợi
+ Công trình trạm BTS, đường dây… thuộc loại Hạ tầng kỹ thuật.
Phân loại công trình quá dễ phải không bạn ? Vậy theo bạn công trình trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò… thuộc loại công nghiệp hay dân dụng ? (nếu bạn coi đó là công trình công nghiệp sẽ tính chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước khác đấy nhé).
- Về loại công trình được quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Câu hỏi 4: Dự toán xây dựng công trình là gì ?
Trả lời:
Có rất nhiều cách định nghĩa về dự toán xây dựng công trình. Ở đây TA diễn đàn như thế này để bạn dễ hiểu:
Dự toán xây dựng công trình là Dự kiến tính toán trước chi phí xây dựng công trình mà chủ đầu tư sẽ phải bỏ ra để có được công trình mà mình mong muốn.
Vậy nảy sinh câu hỏi tại sao không tính thật luôn mà phải dự kiến tính toán ?
Lý do là: Ở thời điểm lập dự toán công trình xây dựng đang ở trên bản vẽ, đang còn phải tưởng tượng ra, chưa có thật, nên chưa tính thật được. Vì thế nếu thực tế có nhiều công trình thi công xong rồi, để “khép” hồ sơ người ta đi lập dự toán (điều này không đúng, vì có ai lại đi dự đoán tính toán cho hoạt động đã xảy ra ở quá khứ).
Câu hỏi 5: Vẽ sơ đồ thể hiện các nội dung chi phí của dự toán xây dựng công trình ? Viết công thức xác định giá trị dự toán XDCT ?
Trả lời:
- Sơ đồ các nội dung chi phí:
Công thức xác định:
G_X_D_C_T = G_X_D + G_T_B + G_Q_L_D_A + G_T_V + G_K + G_D_P
Trong đó:
G_X_D_C_T: Dự toán xây dựng công trình
G_X_D: Chi phí xây dựng
G_T_B: Chi phí thiết bị
G_Q_L_D_A: Chi phí quản lý dự án
G_T_V: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
G_K: Chi phí khác
G_D_P: Chi phí dự phòng

Các bạn thấy đó, nhiều người lập xong G_X_D là dừng lại, nhưng chúng ta phải xác định cho đủ 6 chi phí trên mới hoàn thành được nội dung của bản dự toán xây dựng công trình.
Câu hỏi 6. Chi phí xây dựng công trình gồm những gì ?

Trả lời:

Từ sơ đồ ở câu hỏi 5, chúng ta thấy rằng chi phí xây dựng công trình gồm:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí chung
- Thu nhập chịu thuế tính trước
- Thuế giá trị gia tăng
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Trong các khoản chi phí trên, chi phí trực tiếp thường chúng ta xác định bằng khối lượng và đơn giá. Điều này dẫn đến vấn đề chúng ta phải đo bóc khối lượng từ bản vẽ, chiết tính đơn giá từ định mức, vật liệu, nhân công, máy thi công. Chi phí trực tiếp xác định được sẽ sử dụng làm căn cứ để tiếp tục xác định các khoản chi phí còn lại theo định mức tỷ lệ.
Câu hỏi 7. Chi phí trực tiếp gồm những gì ? Chi phí chung là gì ? Quy định ở đâu ? Có các cách xác định thế nào ?

Trả lời:
* Từ sơ đồ ở câu hỏi 5, chúng ta thấy rằng chi phí xây dựng công trình gồm:
- Chi phí trực tiếp (T)
- Chi phí chung (C)
- Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

* Chi phí chung (C):
Chúng ta thấy rằng có những chi phí chưa được tính vào cột, tường, dầm, sàn... chưa được tính vào bê tông, cốt thép, ván khuôn... Tức là chưa tính vào T, nhưng bắt buộc phải có. Các chi phí đó gọi là chi phí chung, bao gồm:
- Chi phí quản lý của doanh nghiệp
- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường
- Chi phí phục vụ công nhân
- Chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.

Chi phí chung quy định tại mục 2.2.1.2 của Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Chi phí chung được tính theo một trong 2 cách sau:
- Bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp (C = TL% x T), hoặc
- Bằng tỷ lệ % trên chí nhân công trong dự toán (đối với những công trình chủ yếu sử dụng nhân công là chính) (C = TL% x NC).
+ TL% bạn tra cứu theo bảng 2.4 Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Bạn cần biết loại công trình để tra cứu tỷ lệ này cho đúng (xem lại Câu hỏi 2).
+ TL% này ta gọi là định mức tỷ lệ.
Câu hỏi 8:Trực tiếp phí gồm những gì ? Tính như thế nào ?

Trả lời
:
Trực tiếp phí (ký hiệu là T) bao gồm chi phí vật liệu (VL), chi phí nhân công (NC), chi phí máy thi công (M) và chi phí trực tiếp khác (TT)

Ta có công thức: T = VL + NC + M + TT
Trong đó TT = TL% x (VL + NC + M)

+ Thường thì TL% =1,5%, nhưng có ngoại lệ:
+ Khi bạn lập dự toán cho các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) thì lấy TL% = 6,5%.


Bài tập cho bạn:
Một công trình dân dụng có VL = 10,1 tỷ, NC = 2,3 tỷ, M = 1,2 tỷ, các chi phí đã ở thời điểm hiện tại, tính T và C.
Bài tập này dễ phải không nào, chỉ việc lắp vào công thức là ra, rành Excel thì còn dễ nữa. Vấn đề của chúng ta là tìm ra được VL, NC, M. Để tìm được ra các giá trị này cần biết khối lượng và đơn giá. Chúng ta cần tìm hiểu cách đo bóc khối lượng và chiết tính đơn giá.

0 nhận xét:

|» Đăng hình ảnh | code chèn sẽ là [img] Link ảnh [/img]
|» Đăng nhạc của tui | code sẽ là [nct] Link bài hát [/nct]
|» Đăng Video Youtube | code sẽ là [youtube] Link Video Youtube [/youtube]
|» <b> Chữ in đậm <\/b>
|» <i> Chữ in nghiêng <\/i>

:) :( :)) :(( =)) Mã hóa code